Cơ sở của Dịch Thuật bản di chúc tại Việt Nam
Hiện nay lập di chúc đang rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên việc lập di chúc gập rất nhiều khó khăn và rủi ro. Để bản di chúc có hiệu lực và được áp dụng, đảm bảo quyền thừa hưởng di chúc của người thừa kế là hợp pháp. Như vậy, di chúc đó phải tuân theo các quy định về ý chí, nội dung, hình thức và trình tự theo Bộ Luật Dân Sự.
Về hình thức, Bản di chúc được lập thành văn bản. Đặc biệt, di chúc không được viết tắt và không có ký hiệu. Nếu di chúc có nhiều trang thì phải đánh số thứ tự và có chữ ký của người lập di chúc. Bản di chúc cũng có thể lập bằng miệng nếu như tính mạng của người lập bị đe dọa hoặc đang trong tình trạng nguy cấp.
Các giấy tờ cần cho việc dịch thuật lập di chúc
- Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc
- Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản
- Giấy tờ về tải sản
- bản di chúc được viết sẵn ( nếu có)
- Giấy tờ nhân thân của người làm chứng
Trình tự dịch thuật bản di chúc
Bước 1:
1/ Người lập bản di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết hoặc soạn thảo sẵn. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của nội dung di chúc. Nếu bản di chúc đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào di chúc. Trường hợp bản di chúc không đạt yêu cầu, Công chứng viên sẽ sửa đổi, bổ sung.
2/ Người lập di chúc không tự viết di chúc: Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc. Nếu người lập di chúc xác nhận rằng Công chứng viên đã ghi chép lại đầy đủ, chính xác ý nguyện thì Công chứng viên hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào Bản di chúc.
3/ Người lập di chúc xuất trình các giấy tờ cho Công chứng viên kiểm tra.
* Ghi chú: Trường hợp người lập bản di chúc không tự đọc được, không nghe được hoặc không ký và điểm chỉ được thì phải có 2 người làm chứng.
* Người làm chứng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luât, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc và không thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản được định đoạt trong di chúc.
* Người bản lập di chúc phải tự mình lập không được ủy quyền cho người khác.
Bước 2: Công chứng viên ký công chứng Di chúc.
Bước 3: Nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.