Nhu cầu dịch thuật công chứng đang rất lớn trên thị trường. Nhiều khách hàng cần đến loại hình dịch vụ này khi hoàn thành thủ tục làm visa, du học, xuất khẩu lao động,…
Dịch thuật công chứng là nhu cầu của rất nhiều đối tượng khách hàng hiện nay trên thị trường. Điều này đã tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ này phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vậy, những trường hợp nào khách hàng phải dịch thuật và công chứng giấy tờ, tài liệu?
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng thực chức là hai loại hình dịch vụ riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó là dịch thuật và công chứng.
Trong đó, dịch thuật có thể hiểu đơn giản là hình thức chuyển đổi ngôn ngữ nguồn của tài liệu sang ngôn ngữ đích. Quá trình này phải đảm bảo chính xác về mặt nội dung 100%.
Đối với công chứng, chúng ta có thể hiểu là quá trình chứng thực bản dịch tài liệu. Thực tế đây cũng là sự chứng thực chữ ký của người dịch thuật. Điều này là do, quy định đối với người biên dịch tài liệu để công chứng phải là công tác viên với các tổ chức hành nghề công chứng.
Dịch thuật công chứng là gì?
Khi nào khách hàng cần đến dịch vụ dịch thuật và công chứng?
Hiện nay, trong quá trình mở cửa giao lưu và hợp tác quốc tế, người dân nước ta có rất nhiều cơ hội được đi nước ngoài. Trong quá trình làm các thủ tục để đi du học, xuất khẩu lao động, định cư hay nhập khẩu hàng hóa,… yêu cầu sẽ phải dịch thuật công chứng một số loại giấy tờ.
Đó cũng là lý do mà ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến với loại hình dịch vụ này trong thời gian qua.
Vậy, dịch vụ dịch thuật và công chứng nên thực hiện ở đâu là hợp pháp và tiện lợi
Những đơn vị nào có thể dịch thuật công chứng hợp pháp hiện nay?
Ở Việt Nam hiện nay, có 3 đơn vị được cấp phép dịch thuật công chứng hợp pháp. Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này có thể liên hệ làm việc với 1 trong 3 đơn vị sau đây:
Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp
Đây là đơn vị công chứng dịch thuật Nhà nước. Trong đó, chức năng dịch thuật được thực hiện bởi các cộng tác viên liên kết với Phòng công chứng này.
Không như nhiều năm về trước, hiện nay nhiều nước không bắt buộc phải có giấy tờ công chứng nhà nước. Đó cũng là lý do mà khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đi dịch thuật và công chứng.
Đặc điểm của loại hình dịch thuật công chứng nhà nước là thủ tục rườm rà, thời gian thực hiện chậm. Chính vì vậy, khách hàng thường mất nhiều thời gian để hoàn thành được việc dịch thuật và công chứng giấy tờ tại Phòng công chứng nhà nước.
Văn phòng công chứng tư nhân
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều văn phòng công chứng tư nhân được mở ra. Những văn phòng này cũng sử dụng các công tác viên liên kết.
Điểm của văn phòng công chứng tư nhân là tốc độ xử lý tài liệu nhanh hơn thủ tục nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng và tốc độ dịch vẫn chưa đồng đều và không thể đánh giá là chuyên nghiệp được.
Công ty dịch thuật tư nhân
Hiện nay, rất nhiều công ty dịch thuật tư nhân mở rộng loại hình dịch vụ dịch thuật và công chứng.
Xét về chức năng dịch thuật, các công ty tư nhân này có đội ngũ biên dịch viên giỏi, trình độ cao. Chính vì vậy, tốc độ dịch thuật tài liệu luôn nhanh hơn nhiều so với 2 hình thức nói trên.
Bên cạnh đó, thời gian công chứng giấy tờ của công ty dịch thuật cũng thường nhanh hơn. Điều này là do bản thân người biên dịch tài liệu chính là cộng tác viên của văn phòng công chứng tư nhân và nhà nước
Một số công ty dịch thuật tư nhân ngày nay còn hỗ trợ cung cấp dịch thuật công chứng lấy ngay cho khách hàng. Đó cũng là lý do mà xu hướng sử dụng loại hình dịch vụ này tại các công ty dịch thuật tư nhân ngày càng tăng nhanh trên thị trường.
Những đơn vị nào có thể dịch thuật công chứng hợp pháp hiện nay?
Vì sao không nên tự dịch thuật để đi công chứng giấy tờ?
Nếu bản thân bạn có kỹ năng biên dịch tài liệu tốt có thể tự dịch và đem đi công chứng được không?
Câu trả lời là không nên. Cho dù trình độ và kỹ năng của bạn có giỏi đến đâu đi nữa thì một tài liệu tự biên dịch rất khó được xác nhận công chứng.
Như đã nói ở trên, công chứng là quá trình xác thực bản dịch cũng như chữ ký của người dịch thuật tài liệu. Điều này có nghĩa không phải bất kỳ ai cũng được phép dịch thuật tài liệu công chứng. Chỉ có những cộng tác viên của phòng công chứng Sở Tư pháp và văn phòng công chứng tư nhân mới được phép dịch thuật các tài liệu này.
Khi công chứng, trên bản dịch sẽ có chữ ký của dịch thuật viên. Như vậy, người dịch thuật sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và độ chính xác của các bản dịch thuật công chứng.